K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng.  Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu. (1 điểm)  Bài đọc: Cậu bé Tích Chu          Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu lắm. Vào...
Đọc tiếp

Câu 9. Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. 

Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển.

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu. (1 điểm) 

Bài đọc:

Cậu bé Tích Chu 

        Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu lắm. Vào một dạo trời đông giá rét, bố mẹ Tích Chu chẳng may mắc bạo bệnh qua đời.

        Bà nội Tích Chu tuy tuổi cao sức yếu, song vì thương cháu nhỏ tuổi mồ côi, ngày ngày bà gắng sức đi làm thuê cuốc mướn kiếm tiền nuôi Tích Chu. Khổ cực vất vả là vậy nhưng lòng bà lúc nào cũng nghĩ đến Tích Chu.

        Có miếng ăn ngon bà đều dành cho cậu. Những đêm hè oi ả, giấc ngủ ngon lành của Tích Chu lại được quạt mát bởi cánh tay bà. Thấy bà thương Tích Chu, mọi người đều nói:

        - Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. 

        Nhưng quen được nuông chiều, càng lớn Tích Chu càng ham chơi. Khi thì bẻ hoa bắt bướm, lúc lại trèo cây hái quả cùng lũ bạn. Nhiều lần bà nhắc nhở Tích Chu nhưng cậu chỉ “vâng”, “dạ” rồi đợi khi bà đi làm, cậu lại chạy đi chơi với lũ bạn.

        Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Cơn sốt sầm sập kéo đến, cái khát cùng tiết trời oi bức khiến cơn sốt như đang thiêu cháy cổ họng bà. 

        - Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

        Trong lúc đó, Tích Chu vẫn mê mải rong chơi với đám bạn, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. 

        Bà gọi một lần, hai lần,... rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Cơn khát giày vò, cổ họng bà như đang cháy xé, bỗng chốc bà hóa thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Vừa đúng lúc đó, Tích Chu mải chơi, mãi đến khi thấy đói bụng mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Nhìn bà biến thành chim bay đi, Tích Chu hoảng hốt kêu lên:

        - Bà ơi! Bà đi đâu vậy? Bà ở lại với cháu!

        Chim bùi ngùi, bay lượn mấy vòng quanh Tích Chu:

        - Cúc cu… cu! Cúc… cu! Tích Chu ơi, bà khát quá, không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi tìm nước uống. Bà đi đây!

        Nói đoạn, chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu thảng thốt đứng nhìn rồi cậu chợt như bừng tỉnh, vội vàng chạy theo bà, vừa chạy vừa khóc, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Tích Chu băng qua một khu rừng, leo qua một quả núi.

        Cuối cùng, Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu đến bên bờ suối cất tiếng gọi: 

        - Bà ơi! Bà về với cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

        - Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không về với cháu được nữa! 

        Tích Chu thương bà quá và thấy vô cùng hối hận, cậu òa lên khóc. Tích Chu khóc mãi không thôi, dòng suối như dày lên vì nước mắt của Tích Chu. Thương bà cháu Tích Chu, một cô tiên hiện ra bảo:

        - Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Cá Thần cho bà cháu uống. Đường đến đó xa lắm, cháu có đi được không?

        Nghe cô tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu vội vàng hỏi đường đến suối Cá Thần, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. 

        Tích Chu đi suốt đêm ngày, không quản nắng mưa, lặn lội lên đường. Cô tiên còn sai một đàn chim chỉ đường, dắt lối cho Tích Chu.

        Một ngày nọ, bước chân đưa Tích Chu đến một quả núi lớn, xung quanh mây mù che phủ, tịnh không một bóng người. 

        Đang lúc Tích Chu không biết phải đi đường nào, cô tiên liền hóa thành một bà cụ. Bà cụ chỉ đường rồi tặng cho cậu một nhánh cỏ thần và bảo:

        - Có nhánh cỏ này, đàn sói canh giữ dòng suối sẽ để yên cho con qua. 

        Tích Chu cất nhánh cỏ rất cẩn thận. Màn đêm đã buông xuống khu rừng, vô hình như đang có muôn ngàn cặp mắt theo dõi Tích Chu. Cậu rất sợ, nhưng nghĩ đến bà, Tích Chu lại gắng dấn bước.

        Cuối cùng, Tích Chu đã tìm thấy dòng suối. Lũ sói nhác thấy bóng người liền nhe nanh nhảy bổ tới. Nhớ lời bà cụ dặn, Tích Chu vội vàng giơ cao nhánh cỏ. Quả nhiên, lũ sói lập tức ngoan ngoãn cụp đuôi để yên cho cậu đến bên bờ suối múc nước.

        Tích Chu vui sướng, quên cả mệt và đói, nhanh chóng băng rừng vượt núi chạy về nhà. Về đến nơi, Tích Chu cẩn thận bón cho chim từng ngụm nước.

        Kì lạ thay, trong chốc lát, bà lại trở về hình dáng như xưa. Tích Chu sung sướng nghẹn ngào, cậu ôm chầm lấy bà.

        Từ đó, Tích Chu hết lòng yêu thương, chăm sóc bà. Giờ đây, Tích Chu đã hiểu được một điều, chỉ có lòng thương yêu thực sự mới có thể giữ bà ở bên cậu mãi mãi.

(Cậu bé Tích Chu, Nhà xuất bản Kim Đồng)

3

Câu Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển dùng:

- Biện pháp tu từ: nhân hoá,điệp ngữ: "cao hơn trời, rộng hơn biển."

- Tác dụng:

+)Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

+)Nhấn mạnh tình yêu thương mà người bà dành cho Tích Chu, nhằm phóng đại tình yêu đó, to lớn, rộng lớn, hơn cả "trời" và "biển". Tình yêu mà bà dành cho cháu cao quý, rộng lón, bao la.

Câu 10

Cậu bé Tích Chu là một nhân vật vừa đáng khen vừa đáng trách.Đáng trách ở chỗ bỏ đi chơi làm bà khát nước phải hóa thành chim bay đi.Đáng khen ở chỗ khi bà hóa thành chim thì cậu đuổi theo,vừa chạy vừa khóc mong bà quay lại với mình.Qua câu truyện muốn khuyên là phải chăm sóc người thân khi họ bị bệnh,khong như Tích Chu.Dù bỏ đi chơi nhung vẫn có tình thương mà cậu bé đã chạy theo bà

câu 9

- BPTT: nhân hoá(so sáng hơn) , nói quá, điệp ngữ (lặp từ "hơn" 2 lần)  "cao hơn trời, rộng hơn biển."

- Tác dung:

+) Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

+) Nhấn mạnh tình yêu thương mà người bà dành cho Tích Chu, nhằm phóng đại tình yêu đó, to lớn, rộng lớn, hơn cả "trời" và "biển". Tình yêu mà bà dành cho cháu cao quý, rộng lớn, bao la.

câu 10

18 tháng 10 2023

Các bn bỏ từ "nhiều hơn " ra nhé, mình viết lộn ấy ạ.

12 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

Xã hội ngày càng thay đổi ,nhu cầu học tập ngày càng trở nên quan trọng. Việc học không chỉ ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người.Vì vậy ,trẻ em hiện nay cần cố gắng học tập để có thể giúp được cho xã hội được bấy nhiêu thì hay bấy nhiêu .Người ta thường có câu ,"trẻ em là tương lai của đất nước" búp măng non sau này cũng trở nên cao ráo ,vạm vỡ.Qua đó ,trẻ em hiện nay không chỉ cần học tập thật tốt mà còn có sức khoẻ tốt ,có thể mới có thể giúp ích được cho đất nước ,xã hội hôm nay và mai sau.Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy..Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công

Biện phát tu từ:Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy : So sánh 
                         Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công : Nhân hoá
                         Việc học không còn ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người .: Điệp ngữ

Cre: Hoidap247

6 tháng 11 2021

hayhihi

Bài làm:

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là tác phẩm được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.

Bài thơ là khúc hát ru, cũng là lời tâm tình tha thiết của người mẹ Tà – ôi đối với đứa con yêu đang từng ngày lớn lên trên lưng mẹ. Qua đây, tác giả đã bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả. Đồng thời, bài thơ cũng gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.

Với những hình ảnh đẹp, giàu sắc biểu đạt và biểu cảm như: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”; “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”… bài thơ đã thực sự làm lay động đến người đọc một cách sâu sắc.

22 tháng 3 2022

ai giúp mình với ạ xíu nữa mình thi rồi :((

22 tháng 3 2022

1) Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa.

Tác dụng: tăng tính gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ. Thể hiện sự xúc động, luyến tiếc giữa cho mối quan hệ sắp phải chia xa khi người ở lại tiễn biệt người đi xa.

2) em tự làm

29 tháng 7 2021

1. PTBD: Miêu tả

2. Đoạn văn miêu tả cảnh bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cô Tô sau một đêm mưa bão

3. Các từ láy: dần dần, tròn trĩnh, đầy đặn

4. 

Em tham khảo:

Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên

Tác dụng:

-Tăng sức gợi hình , gợi cảm

- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn

-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ

-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả 

29 tháng 7 2021

cj Nguyệt nhanh quá ta ưi :D

16 tháng 12 2021

Biện pháp so sánh từ "như" so sánh giữa cha và biển rộng mây trời

19 tháng 7 2021

thực ra ở câu này có tận 2 BPTT lận là ẩn dụ và so sánh á 

Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. 

so sánh không ngang bằng : bôi đen = hơn 

ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : in nghiêng = Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà ;  cát lại vàng giòn 

tác dụng : 

+ Làm câu văn trở nên giàu hình ảnh, giàu cảm xúc . Khiến câu văn sinh động, hấp dẫn và dễ hình dung hơn. miêu tả vẻ đẹp chân thực nhất của thiên nhiên Cô Tô . Giúp Cô Tô trở nên thơ mộng và đẹp đẽ hơn ( lầm đc có 4 câu thông cảm )

 

19 tháng 7 2021

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) để miêu tả quang cảnh của đảo sau cơn mưa. Tác giả miêu tả cây như xanh hơn, nước biển đậm màu hơn, khiến cho mọi vật trở nên đẹp và long lanh hơn bất cứ khi nào. Ngoài ra tác giả còn dùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cho thấy cát như màu vàng thêm, mặc dù nếu cảm nhận cát thì phải cảm nhận bằng tay, đây là cách nói đầy tính nghệ thuật của tác giả!

3 tháng 8 2017

Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt.Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp , hương sắc ngắn ngủi của nó.

So sánh: Tháng giêng ngon như cặp môi hồng;....

Điệp ngữ: Mùa xuân,...